Tiết lộ 6 thành phần SEO quan trọng ngoài nội dung

Nếu bạn từng nghe nói về SEO hoặc đã từng làm SEO chắc hẳn bạn đã biết “Nội dung là vua” là điều mà nhiều chuyên gia SEO chia sẻ khi mang lại giá trị dài hạn trong SEO. Tuy nhiên ở bài viết này sẽ Adam Thiên sẽ nói đến các thành phần ngoài chuyện nội dung đó. Tất cả xoay quanh chuyện tối ưu on-page và off-page thật tốt và sáng tạo trong SEO.

SEO Search Engine Optimize 300x300 Tiết lộ 6 thành phần SEO quan trọng ngoài nội dung

Sau đây là 6 thành phần SEO quan trọng ngoài phần nội dung

Ở đây thành công trong SEO mà Adam Thiên đưa ra đó là nội dung của bạn phải chuyển đổi được traffic thành khách hàng, phải thôi thúc được khách hàng hành động.

Có thể với người khác thành công là ở vị trí top 1, top 2 nhưng với Adam Thiên chuyên tạo ra các hệ thống website thì dù ở vị trí nào cũng phải có được khách hàng. Đó chính là quan điểm SEO thành công của những người SEO chuyên nghiệp.

Để cho nội dung là vua có những nguyên tắc nhất định. Ví dụ như bạn phải tạo ra nội dung rõ ràng, chuyên nghiệp, thú vị và thuyết phục được người đọc đồng thời thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Các bước tối ưu nội dung để thân thiện với công cụ tìm kiếm mà các công ty SEO thường dùng:

  • Tối ưu thanh tiêu đề (title)
  • Tối ưu thẻ Meta Description
  • Tối ưu nội dung bài post…

Công việc này chủ yếu bao gồm: có từ khóa trong tiêu đề trang, từ khóa trong thẻ meta description, tối ưu các heading và subheading, tạo các internal link, lặp lại từ khóa vài lần trong bài chủ yếu tập trung ở những đoạn văn đầu tiên (mật độ từ khóa 2-5%).

Đó là những yếu tố thành công của SEO nội dung.

Bên cạnh những yếu tố trên, công việc SEO không chỉ dừng ở đó . Bạn có thể tham khảo thêm những yếu tố giúp thành công quan trọng không kém dưới đây.

Domain key:

Nếu may mắn hãy đăng kí một domain (tên miền) trùng tên với ngành nghề, dịch vụ sản phẩm của bạn. Việc domain trùng với tên sản phẩm hay dịch vụ của bạn (ví dụ: www.hocinternetmarketing.net với từ khóa “hoc internet marketing”) sẽ khiến cho hiệu quả SEO của bạn nhanh và hiệu quả hơn. Tất nhiên nếu không được thì cũng không lo lắng vì bạn sẽ cần một chiến lược dài hạn và cung cấp nhiều giá trị hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.

Đường dẫn của trang:

Hãy tạo ra những trang trùng tên với sản phẩm dịch vụ và tập trung backlink, giới thiệu mọi người về trang đó.

Đừng tạo ra những cái tên vô giá trị như /page1.html hoặc san-pham.php…

Việc tạo tên trang rõ ràng như vậy sẽ khiến các con bọ tìm kiếm hiểu rõ sitemap của bạn hơn và tất nhiên, việc bạn trình bày 1 cách logic như vậy sẽ khiến các kết quả của bạn được index tốt hơn và xếp hạng cao hơn.

Hosting:

Sử dụng một máy chủ đặt trong nước nơi bạn cung cấp dịch vụ sẽ tốt hơn là bạn thuê một hosting ở nước ngoài. Công cụ tìm kiếm có xu hướng chủ yếu là hiện thị các trang web được lưu trữ ở quốc gia người tìm kiếm.

Hình ảnh:

Tối ưu hóa hình ảnh cũng là một vấn đề quan trọng trong seo. Đặc biệt là các trang web bán sản phẩm. Hãy đặt tên ảnh, thẻ alt chứa từ khóa, tối ưu kích thước…

Backlink:

“Nếu nội dung là vua thì backlink là hoàng hậu” vấn đề muôn thuở bạn đã nghe nếu bạn đã nghiên cứu về SEO. Nhưng đừng bao giờ sử dụng các dịch vụ submit link tự động, đừng gửi website của bạn hàng loạt với số lượng lớn đến các trang web ngẫu nhiên, cổng thông tin, link farm.

Với những thuật toán như Penguin, Panda chắc chắn thứ hạng và uy tín của website của bạn sẽ bị tổn hại. Thay vì đó sau khi đã chăm chút nội dung, hình ảnh hãy tìm các trang web đang tin cậy, các chủ đề liên quan và tìm cách có liên kết từ đó.

Tận dụng nhà cung cấp, khách hàng để có được baclink, sử dụng directories uy tín liên quan tới dịch vụ sản phẩm ngành nghề.

Đa dạng hóa mỏ neo (anchor text) của backlink, có thể gợi ý cho bạn tỉ lệ: 30% từ khóa chính xác, 30% từ khóa liên quan, 20% cả url, 20% từ khóa dẫn (ví dụ: nguồn, xem thêm, trang gốc, đọc tại đây,…).

Cuối cùng đừng quên sức mạnh của mạng xã hội như Twitter, Facebook, G+:

Hãy tạo cho mình một tài khoản với tên trùng với từ khóa ngành nghề dịch vụ. Tích cực xây dựng mạng lưới cộng đồng và tương tác bạn nhé.

Trên đây là một số chia sẻ của Adam Thiên qua quá trình trải nghiệm SEO nhiều năm, nếu bạn nào quan tâm sâu hơn để hiểu rõ về từng bước trong quy trình làm SEO, các bạn có thể đặt câu hỏi, comment bên dưới bài viết, chúc các bạn sớm thành công trên môi trường internet.