Cơ hội nào cho Twitter và các dị bản tại thị trường Việt Nam

Dù ra mắt đã lâu và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên thế giới nhưng tại Việt Nam, Twitter vẫn còn là một khái niệm xa lạ.
Vấn đề của Twitter không nằm ở giao diện hay tính năng mà thật ra lại nằm chính trong tâm lý của các cư dân mạng Việt Nam.

Nhìn chung tại thi trường Việt Nam, Micro-Blogging là một khái niệm không có đất diễn. Nếu chia làm hai mảng, một bên là Micro với hàm ý nhỏ gọn, cập nhật và lan truyền nhanh thì Linkhay.com (VC Corp) là cái tên sáng giá nhất. Mảng còn lại, Blog là nơi Tumblr, My Opera và WordPress đang chia sẻ.

Twitter được định nghĩa như một dịch vụ tiểu blog, ở đó người dùng liên tục cập nhật và chia sẻ về bản thân và những gì họ quan tâm trong giới hạn 140 kí tự. Về cơ bản Twitter chỉ được cấu thành từ những thành phần đơn giản tương tự như status của facebook hay blast của yahoo 360 quen thuộc ngày xưa. Cũng chính sự nhỏ gọn đó đã làm nên sức hút của Twitter giữa một rừng các mạng xã hội khác. Với Twitter, người dùng luôn luôn kết nối, luôn luôn cập nhật mọi lúc, mọi nơi. Mạng xã hội Twitter có thể coi như một mạng xã hội nằm đâu đó ở giữa Tumblr và Yahoo Messenger.

twitter11 Cơ hội nào cho Twitter và các dị bản tại thị trường Việt Nam

Apple muốn đổ tiền vào Twitter

Ráo riết truy lùng kẻ dọa thảm sát trên Twitter

NÊN ĐỌC Trên Twitter, mỗi tài khoản là một kênh thông tin, bằng cách “follow” (theo đuôi) một người nào đó, bạn sẽ có khả năng theo mõi mọi hoạt động được họ công bố. Ở những nước có hạ tầng viễn thông phát triển thì Twitter chính là kênh thời sự nhanh và cập nhật nhất vì khi bất cứ sự kiện gì diễn ra luôn có rất nhiều người sẵn sàng rút điện thoại và “tweet” ngay những dòng tường thuật nóng hổi. Tận dụng lợi thế đó, nhiều thương hiệu lớn như Sony, Apple,Microsoft, Nokia, Wallmark, Nike … đã đổ bộ lên Twitter và coi đây như một kênh tiếp thị hết sức hiệu quả.

Sức hút của Twitter là rất lớn, tuy nhiên hành trình thâm nhập thị trường Việt Nam của mạng xã hội này lại hết sức gian nan. Vấn đề của Twitter không nằm ở giao diện hay tính năng mà thật ra lại nằm chính trong tâm lý của các cư dân mạng Việt Nam. Đã có quá nhiều bài học để thấy một điều rất rõ ràng, đó là người Việt Nam rất ngại thay đổi. Ngay cả mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam là Facebook cũng phải rất gian nan và may mắn (khi Yahoo! khai tử dịch vụ Yahoo! 360) mới có được vị thế hôm nay. Sử dụng Twitter bên cạnh việc phải làm quen với khái niệm cũng như cách sử dụng của tiểu blog còn phải chấp nhận sự cô đơn khi có rất ít người quen sử dụng mạng xã hội này, vì thế lựa chọn phổ biến của số đông là không sử dụng.

twitter2 Cơ hội nào cho Twitter và các dị bản tại thị trường Việt Nam

Chính đặc thù đó giúp cho những dịch vụ mới mẻ, đột phá và đi đầu ở Việt Nam nhiều khi lại mang về trái đắng. Đó là tình trạng chung của các dịch vụ ăn theo Twitter hiện nay. Những cái tên xuất hiện từ năm 2009 như Mimo.vn, Tiutit.com, Nhangui.com, Lamgi.com … đều đã đóng cửa hoặc rơi vào trạng thái “sống thực vật”.

Rút kinh nghiệm từ những người đi trước, trong năm 2011 – 2012, người dùng Việt Nam lại đón nhận những cái tên mới như Zing Live ở địa chỉ live.zing.vn (VNG), Nivi.vn (NCT) hay Ming.vn (VC Corp). Mỗi mạng xã hội đã tìm cho mình một hướng đi riêng để tạo nên sự khác biệt trong cùng mô hình Micro-blogging. Zing Live hoạt động như một kênh loan tin, trong khi đó Nivi lại cố gắng thu về cho mình nhiều tính năng giống như của các mạng xã hội khác. Chỉ có Ming.vn là thuần dạng tiểu blog nhất. Bên cạnh đó, Ming.vn còn giúp người dùng tạo tài khoản nhằm kết nối giữa các dịch vụ khác của VC Corp.

Dịch vị Zing Live của VNG.
Có thể thấy, tại thi trường Việt Nam, Micro-Blogging là một khái niệm ít có đất diễn. Nếu chia làm hai mảng, một bên là Micro với hàm ý nhỏ gọn, cập nhật và lan truyền nhanh thì Linkhay.com (VC Corp) là cái tên sáng giá nhất. Mảng còn lại, Blog là nơi Tumblr, My Opera và WordPress đang chia sẻ. Twitter và các dị bản của mình đều chỉ là những cái bóng nhạt nhòa ở đây.

Tiểu Blog Ming.vn của VC Corp.

Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả những gì mô hình này phải đối mặt. Sau khi bỏ ra nhiều thời gian cũng như tiền bạc để đạt được thành công rực rỡ cũng như gây dựng được một cộng đồng khổng lồ thì vấn đề kiếm tiền lại là bài toán gây đau đầu. Sau khi đã cân nhắc rất nhiều, mới đây ban lãnh đạo Twitter đã phải đưa ra quyết định về việc hợp tác nhiều hơn với các công ty truyền thông để đảm nhiệm vai trò truyền tin. Ngay cả chính bản thân Twitter cũng khó có thể làm ra tiền từ mô hình tiểu blog của mình. Chính bởi vậy, thử thách với các Twitter clones tại Việt Nam hiện tại là không hề nhỏ, cần sự đột phá từ những cái đầu luôn bùng nổ ý tượng và sự sáng tạo.

Sưu tầm: Ngọc Nguyễn